Chuyên các món ăn đồng quê – Các món lẩu đồng quê tại Nam Định – Hotline 0987316102

Trong buổi chiều mùa hạ mưa gió, một nồi lẩu thơm ngon ấm bụng quây quần bên những người thân yêu quả tuyệt vời biết bao. Vừa thưởng thức hương vị lẩu đồng quê vừa ôn lại kỷ niệm cũ, dung dị, mộc mạc mà hạnh phúc vô cùng. Nếu như bạn cảm thấy nhàm chán với các món ăn như cơm canh bình thường, thì chắc lẩu đồng quê sẽ là một trong những món ăn mà bạn có thể chọn làm món ngon trong những ngày hè nóng bức. Món lẩu có thể ăn kèm với bún, mì tùy thích.

Món “lẩu” bắt nguồn từ đâu?

Lẩu bắt nguồn từ đâu

Lẩu (có nguồn gốc từ giọng Quảng Đông âm Hán Việt: lô, nghĩa là “bếp lò”), hay là còn có tên gọi khác đó là cù lao, là một loại món ăn thơm ngon xuất phát từ Mông Cổ. Vị ngon của lẩu rất là kích thích cho nên nó nhanh chóng được lan đi khắp tất cả các vùng và đã trở thành món ăn ưa thích của người Đông Á.

Để chuẩn bị cho một bữa lẩu thơm ngon thì bạn cần có một bếp (ga mini, điện hay than đều được). Nước dùng thì thường được làm từ nước ninh xương kết hợp cùng với nhiều gia vị sao cho chua cay hay là thanh đạm tùy vào từng khẩu vị cũng như phong tục của từng vùng miền khác nhau. Nồi nước đang sôi thì được bắc lên bếp, các món ăn sống bày trí xung quanh và người ăn gắp đồ ăn sống bỏ vào nồi nước dùng, đợi cho đồ ăn chín tới rồi vớt ra ăn nóng.

Thông thường, đồ sống dùng cho món lẩu đồng quê sẽ gồm: thịt, cá, cua, lươn, rau các loại, nấm, hải sản… Món lẩu được đặc biệt ưa chuộng vào mùa đông bởi nó giữ được thức ăn nóng và sự ấm cúng mà nó mang lại cho cả gia đình.

Tại sao có tên gọi “lẩu đồng quê gây thương nhớ”.

Lẩu đồng quê gây thương nhớ

Cá linh béo ngậy, thịt tôm càng sông mềm ngọt, cua đồng thanh mát kết hợp cùng các loại rau vườn tạo nên những món lẩu đồng quê thanh mát cho ngày hè.

Sở dĩ lẩu được người dân Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều rât yêu thích đến vậy là bởi vì là do nó giản dị, thơm ngon và rất dễ ăn. Vị ngon ngọt thanh mát của các loại cá, tôm đồng, hay vị chua nhẹ của giấm, vị the the của ớt tươi kết hợp lại với nhau và tạo nên một hỗ hợp thơm phức trong nồi nước dùng tươi ngọt thanh rất kích thích vị giác, khứu giác của người thưởng thức.

Việt Nam chúng ta là một nước đi lên từ nghề làm nông, các món ăn dân dã ngày càng xuất hiện nhiều trong những bữa ăn hàng ngày của người dân như là: Cá mương, cua đồng, tôm sông, rau vườn… Hương vị này có lẽ là đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con dân Việt Nam. Để khi mà gặp lại sự kết hợp hoàn hảo giữa chúng trong món lẩu đồng quê thì lại khiến con người ta xao xuyến nhớ về quê hương, nhớ về tuổi thơ bên mẹ cha và gia đình. Cái tên “lẩu đồng quê gây thương nhớ” cũng bắt nguồn từ đó mà ra.

Một số lưu ý khi ăn lẩu.

Lưu ý khi ăn lẩu

Không đeo kính áp tròng khi ăn lẩu

Nếu như bạn mang kính áp tròng mà ngồi ăn lẩu trong thời gian vài tiếng đồng hồ khá lâu thì hơi nước từ nồi lẩu bốc lên kính áp tròng sẽ làm tròng kính bị co lại, tác động vào mắt và gây nên tổn thương, xuất huyết cho mắt.

Không nên kéo dài bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ

Chúng ta thường có thói quen ngồi ăn lẩu kéo dài vài giờ đồng hồ, vừa ăn vừa nói chuyện. Tuy nhiên, nếu bữa ăn kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ sẽ khiến bộ máy tiêu hóa (dạ dày, đường ruột) liên tục làm việc dẫn đến việc bị rối loạn tiêu hóa

Cần nhúng thực phẩm chín kỹ rồi mới ăn

Nhiều người cho rằng, thực phẩm tái thì ăn sẽ ngon và ngọt hơn. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm nhúng đang còn tái, đỏ rất dễ làm cho vi khuẩn và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập vào trong đường tiêu hóa. Do đó, mà bạn cần chú ý, với thực phẩm thái mỏng thì nên nhúng trong nồi đun khoảng tầm 1 phút để thịt chín kỹ hoàn toàn. Còn với các loại thực phẩm viên hay các loại thực phẩm có vỏ dày như tôm, sò, ốc thì nên nhúng trên 5 phút. Cần đợi nước lẩu sôi thì mới thả thực phẩm vào để bảo đảm được đồ ăn đã được chín kỹ và không bị dai.

Không ăn quá nhanh, uống nước lẩu nóng

Nước lẩu rất nóng

Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể sôi đến mức hơn 100 độ C. Chính vì vậy mà thực phẩm vừa vớt ra khỏi nồi lẩu rất nóng. Nếu bạn ăn ngay các thực phẩm này sẽ khiến cho lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương. Thức ăn quá nóng cũng sẽ khiến cho lớp màng nhầy ở trong dạ dày bị ảnh hưởng dẫn tới gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nên để cho thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn.

Thay nước lẩu sau 60 phút

Khi nước lẩu sôi ở trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến cho vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe. Do đó, chúng ta không nên dùng nước lẩu đun trên bếp quá 60 phút mà hãy nên thay nước. Nước lẩu càng về cuối sẽ càng tiết ra vị mặn hơn sau quá trình nhúng thực phẩm. Lúc này, lượng purin, chất béo, natri và dầu mỡ trong nước lẩu tăng lên sẽ làm tăng axit uric trong máu, không tốt đối với người bị bệnh gout.

Ăn nhiều rau, củ, quả giải nhiệt

Để hấp dẫn, trong nước lẩu luôn sử dụng rất nhiều loại gia vị nóng như là: hành, tỏi, ớt, sả… Vì vậy, bạn cần ăn nhiều loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt.

Không uống đồ lạnh cùng lúc khi ăn lẩu

Khi ăn lẩu mà uống nước đá có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.

Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ

Lẩu nhiều thịt, hải sản nên rất giàu protein và chất béo. Vì vậy, bạn sẽ thấy nhanh no. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn thêm chút cơm, bún, mỳ bởi các thứ này là tinh bột để có thể giúp cân bằng được dinh dưỡng ở trong cơ thể.

Một số loại lẩu đồng quê

Một số loại lẩu đồng quê hiện nay

Lẩu mắm

Là món ăn dân dã, được chọn lọc từ những tinh túy trong văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Việt, Hoa và Khmer. Khi nhắc đến miền Tây sông nước, thực khách sẽ nghĩ ngay đến món lẩu mắm dân dã thơm ngon, đặc trưng. Mắm chính là nguyên liệu đã tạo nên hương vị thơm lừng và đặc trưng cho nồi lẩu.

Một nồi lẩu mắm ngon phụ thuộc rất nhiều vào xuất xứ của mắm. Người dân miền Tây có bí quyết riêng giúp lẩu mắm không quá mặn, nồi lẩu lại ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Nồi lẩu sóng sánh, thơm phưng phức kết hợp cùng rất nhiều loại rau như hoa bí, rau đắng, hoa súng, cù nèo…

Lẩu cá kèo

Trước tiên khứu giác bạn sẽ bị hạ gục bởi mùi mắm đặc trưng. Nước lẩu ngả màu nâu đặc trưng của mắm, nước sanh sánh nhờ tỏi ớt bằm nhuyễn kết hợp với sả vừa thơm lại vừa bắt mắt. Và không thể thiếu đó chính là vị ngọt từ thịt, tôm, cá kèo tươi ngon… cùng đĩa rau xanh mướt …tạo nên một nồi lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây khiến bạn mê mẩn.

Lẩu cá linh

Cá linh có vào mùa nước nổi miền Tây Nam bộ, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Loại cá này được xem là đặc sản của các tỉnh như Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang… và đây cũng là mùa mà loại hoa điên điển nở vàng khoe sắc khắp cả mé sông. Hoa cho hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi, béo lại nồng đượm hương, mang màu sắc vàng ươm đẹp mắt.Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm kèm thêm hương vị từ hoa điên điển. Tất cả hương vị và gia vị càng làm cho món ăn trở nên lạ miệng và quyến rũ. Món ăn thơm ngon, dậy mùi thơm phức khiến người dù khó tính cách mấy khi vừa cảm nhận cũng phải hài lòng và tấm tắc khen ngon.

Lẩu cháo cua đồng

Các món ăn làm từ cua đồng đã gắn liền với những thứ rất dân dã đồng quê. Với con cua đồng, người dân có thể chế biến nhiều món ăn ngon như: cua đồng rang me, chiên giòn… Thú vị hơn, thịt cua đồng có thể nấu bún riêu hoặc canh rau… Ngày nay, cách thức dùng thịt cua đồng nấu lẩu kết hợp nhúng với nhiều loại rau xanh đã tạo cho món lẩu cháo cua đồng nét khác biệt riêng, tuy lạ lẫm nhưng rất gần gũi và trở thành món ăn khá thú vị. Nước lẩu thơm ngọt đậm đà hương vị con cua nơi đồng quê, cùng đĩa rau xanh và mướp hương, khi ăn tới đâu nhúng tới đó. Chính cái hương vị đặc sắc, mùi thơm ngon ngọt của cua, cùng với những loại rau dân dã nơi sông nước miền Tây đã làm nên món lẩu cháo cua đồng quyến luyến rất nhiều thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức.

Thưởng thức món lẩu đồng quê chuẩn vị ở đâu?

lẩu đồng quê chuẩn vị

Lẩu đồng quê chuẩn vị cần nấu đúng cách, thơm ngon, nguyên liệu phải được đánh bắt hay thu hoạch từ nguồn tự nhiên, và hơn thế nữa là người đầu bếp phải biết cách thổi hồn cho món ăn. Làm sao để vừa giữ được hương vị truyền thống của thôn quê, vừa phải chiều lòng những thực khách nơi phố thị thì ít có ai làm được như Nhà Hàng Tửu Lầu Nam Định.

Điều gì làm nên sự đặc biệt của món lẩu đồng quê – Vũ Bảo

Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định rất hân hạnh vì được đón tiếp đông đảo các vị thực khách gần xa, yêu hương vị ẩm thực đồng quê, dân dã. Thực khách thường nhớ đến Tửu Lầu Nam Định vào những ngày cuối tuần vào những ngày nghỉ ngơi, sau những đợt nắng nóng dài oi bức thì và những cơn mưa rào khiến thời tiết mát mẻ hơn. Thời tiết này rất rất phù hợp cho gia đình nhỏ ngồi cùng nhau hàn huyên những câu chuyện xảy ra trong một tuần qua, hay là đối tác đến để bàn công chuyện nhâm nhi chén rượu quê.

ẩu đồng quê tại Vũ Bảo là món ăn gây thương nhớ cho nhiều người bởi hương vị tươi mới, thanh mát, mùi thơm nức mũi của sự kết hợp đa dạng các món ăn dân dã như: Cá đồng, tôm sông, cua đồng, ngao, … và các loại hải sản, rau nhúng tươi sạch: cải thảo, nấm kim, dọc mùng, rau muống, mồng tơi, rau thơm…. Điều tạo nên sự đặc biệt của món lẩu đồng quê tại Nhà Hàng Vũ Bảo có lẽ phải kể đến:

Nước lẩu: Nước lẩu được dùng tại Nhà hàng chúng tôi là nước hầm xương liên tục trong 12h, mang lại vị ngọt tự nhiên từ xương và thịt chứ không phải đến từ gia vị tạo ngọt.

Đồ nhúng: Đồ nhúng tại Tửu Lầu Nam ĐỊnh luôn là những thực phẩm tươi sống, được chế biến trong ngày như: thịt , cá, cua, lươn, hải sản… , đảm bảo hương vị và mùi thơm hấp dẫn cho món ăn.

Rau nhúng: Rau nhúng với đa dạng các loại rau như là: Rau muống, mồng tơi, rau cải, nấm kim…  tươi sạch đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định chúng tôi luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Vậy nên giờ đây quý khách sẽ không cần lo ngại vấn đề rau bẩn hay mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi thưởng thức lẩu đồng quê tại Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định.

Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định – Chuyên các món ăn thuộc nền ẩm thực Việt Nam

Lẩu đồng quê ở Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định

Món ăn đặc sản miền Bắc chính là một trong các văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Với các loại văn hóa ẩm thực đã lâu đời và cùng với nhiều món đặc trưng, miền Bắc đã trở thành một địa điểm du lịch cực kì được nhiều các thực khách lui tới nói chung và Nam Định nói riêng. Đến thăm Nam Định và trải nghiệm ẩm thực ở nơi đây cũng có những món ăn nổi tiếng.

Bài viết trên đây Tửu lầu Nam Định chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược tới các quý thực khách những tinh hoa mà ẩm thực miền Bắc mang lại. Cũng như là cùng đi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực lâu đời và các món ăn rất nổi tiếng nơi đây. Mong rằng bài viết vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu thêm một ít về văn hóa ẩm thực ở Miền Bắc. Và muốn trải nghiệm ẩm thực miền bắc tốt nhất hãy đến với nhà hàng Tửu Lầu Nam Định – Tại đây bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều các món ăn thơm ngon đến từ nhà hàng chúng tôi.

Đến với Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định, quý khách không chỉ thưởng thức những món ăn độc đáo, thơm ngon mà còn có thể mang lại những giây phút thư giãn thú vị cùng gia đình, bạn bè trong không gian thanh bình, rộng rãi và ấm cúng của chúng tôi. Nhà hàng Tửu Lầu Quán còn chinh phục được những thực khách khó tính nhất bởi đội ngũ nhân viên nhà hàng với cách phục vụ rất chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đem đến cho thực khách những bữa ăn hài lòng nhất.

Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và lựa chọn cho mình những dịch vụ hoàn hảo.

“Ăn miếng thịt to, uống bát rượu tràn” – Quán mang phong cách hào sảng đầu tiên và duy nhất tại NAM ĐỊNH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

3  +  1  =  

0916009788
challenges-icon chat-active-icon