Chuyên các món ăn đồng quê ngon – Ba ba tươi ngon tại Nam Định – Hotline 0987316102

Ba ba tươi ngon hiện đang là giống thủy sản đang được rất rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn nó để ăn. Chúng mang lại một nguồn kinh tế cá nhiều và mang lại cuộc sống khấm khá cho nhiều nhà nông ở trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Vậy ba ba là loài hải sản gì, có thể chế biến thành các món gì thì ngon. Ba ba được biết tới là một loài động vật sống ở môi trường nước ngọt. Nó có thân hình dẹt, trông rất giống rùa, nhưng có kích thước lớn hơn. Baba đem lại giá trị dinh dưỡng và giá trị thực phẩm, một vị thuốc quý. Trong nội dung bài viết dưới đây, Tửu Lầu Nam Định sẽ chia sẻ thông tin về ba ba và giá bán tới khách hàng.

Ba ba là con gì?

Ba ba là loại thức ăn hiện đang rất được yêu thích hiện nay

Ba ba là một loại động vật hiện không còn xa lạ đối với những người đam mê ẩm thực. Ba ba thuộc họ nhà bò sát. Nhu cầu tiêu thụ ba ba trên thị trường ngày càng nhiều. Bởi thịt của nó rất bổ, hỗ trợ chữa trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Vậy làm thế nào để khai thác hết tác dụng của ba ba, chúng tôi sẽ bật mí ngay sau đây.

Công dụng của thịt ba ba tươi ngon

Chúng ta chắc ai cũng đều biết rằng thịt ba ba rất bổ dưỡng và thơm ngon. Ba ba là con gì mà nó có thể chữa được bệnh? Thịt ba ba có tính bình, có vị ngọt, dưỡng âm, bổ máu, tăng cường sức đề kháng. Ba ba hỗ trợ là tiêu tán các khối u lành, có khả năng hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Đặc biệt đối với những người vừa ốm dậy, cần cải thiện sức khỏe.

Công dụng mà ba ba mang lại

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều…, làm thuốc chữa các chứng bệnh như cốt chưng lao nhiệt (nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, ra mồ hôi trộm, thường có ở bệnh lao phổi), cửu lỵ (lỵ mạn tính), cửu ngược (sốt rét dai dẳng), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), đới hạ ((khí hư), loa lịch (lao hạch)… Thịt ba ba là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh lao phổi, lao ngoài phổi, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hoá trị liệu, nam giới thận yếu thuộc thể Can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, có cảm giác nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ…Thịt ba ba được dùng dưới dạng nấu cháo, om với chuối xanh và đậu phụ hoặc hầm nhừ.

Mai ba ba vị mặn, tính bình, có công dụng dưỡng âm thanh nhiệt, bình can tức phong, nhuyễn kiên tán kết, thường được dùng làm thuốc để chữa các chứng bệnh như hao gầy, lao lực quá độ, đau nhức trong xương, tiểu tiện ra sỏi, tích huyết sinh hòn cục, sốt rét sinh báng to (tẩm dấm nướng, tán thành bột uống với rượu); sốt rét lâu ngày (nướng vàng, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước gừng); trẻ em kinh giản (nướng, tán bột, hoà với sữa uống; đau lưng (kinh nghiệm của Tuệ Tĩnh dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu hâm nóng)… Trong sách Dược phẩm vậng yếu, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại kinh nghiệm dùng mai ba ba để chữa lao gầy nóng trong xương, ôn ngược sốt cơn, sốt rét dai dẳng thành báng, trưng hà, mọc thịt thừa, trĩ, phụ nữ sau sinh bị lao, mụn mọc trong ruột, tiêu sưng hạ huyết ứ, bế kinh, rong huyết, thạch lâm (sỏi tiết niệu)…

Từng bộ phận của ba ba có tác dụng gì

Công dụng của từng bộ phận của ba ba

Đầu ba ba dùng rượu tẩm kỹ, phơi trong bóng mát cho khô rồi đốt cháy tồn tính, có thể chữa dược cam sài lở ngứa ở trẻ em, phụ nữ sau sinh bị sa tử cung, lở ngứa âm hộ, đàn ông thoát giang (lòi dom), trĩ sa nhiều hoặc quy đầu lở loét (đầu ba ba khô tán thành bột, hoà với dầu thực vật xoa sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc ngải cứu).

Máu ba ba có thể chữa chứng nhãn khẩu oa tà (liệt dây thần kinh VII ngoại vi), lao xương khớp, thoát giang, trẻ em sốt rét, có báng tích, bị cam sài. Người ta còn pha máu ba ba với rượu uống nóng để phục hồi sức khoẻ cho người mới ốm dậy. Máu ba ba ngâm mật ong có thể trị bệnh đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột…

Mỡ ba ba đem rán thành dạng mỡ nước dùng bôi ngoài để chữa bỏng, vết thương, vết loét, mụn nhọt, bệnh trĩ.

Trứng ba ba lấy lòng đỏ gói lá chuối, nướng chín hoặc rán không mỡ ăn chữa kiết lỵ mạn tính, lòng trắng dùng bôi chữa trĩ.

Mật ba ba trị được những chứng bĩ khối (khối tích trong ổ bụng), báng tích, trĩ lậu (trĩ có lỗ dò)…

Ba ba được dùng để chữa bệnh hiệu quả cao phải chọn con còn sống, nặng tối thiểu 200g. Mua ba ba về cho vào chậu nước sạch qua một đêm hoặc một ngày cho ra hết bẩn. Khi làm lại cho ba ba vào nước nóng để cho ra hết chất bẩn lần nữa. Sau đó cẩn thận cắt ra hết tiết (để làm việc khác), rồi cho vào nước nóng 70 – 800C làm sạch, bỏ đầu, chân, phủ tạng. Khi mổ không được làm vỡ mật và bàng quang. Nếu vỡ phải rửa sạch để tránh gây ăn vào đi ngoài. Thịt đã làm xong thì chú ý không được rửa lại nước. Món dược thiện có ba ba thường đem hấp, hầm, xào bằng cách ba ba cắt miếng hoặc để cả con cùng với thuốc (thuốc thái lát bỏ vào túi riêng). Lúc đầu dùng lửa to cho sôi, sau lửa nhỏ cho đến khi thịt nhừ. Ăn nóng nêm gia vị để giảm tanh…

Một số cách nấu ba ba trị bệnh

Ba ba còn được dùng trị bệnh

Tinh trùng ít: Ba ba 1 con, mộc nhĩ trắng 15g, tri mẫu, thiên đông, nữ trinh tử, hoàng bá, mỗi thứ 10g, lát gừng tươi, hành cây mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ nội tạng, đầu, chân, cho thịt ba ba vào trong nồi, cho nước, gừng tươi, hành, đun to lửa cho sôi, rồi đun nhỏ lửa. Khi thịt chín cho mộc nhĩ trắng đã ngâm nở vào túi thuốc (trong có tri mẫu, hoàng bá, thiên đông, nữ trinh tử) vào. Khi thịt ba ba đã nhừ bắc ra. Ăn thịt ba ba, mộc nhĩ, uống nước. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là 1 liệu trình. Thời gian dùng thuốc không sinh hoạt tình dục.

Bổ thận tráng dương: Ba ba, đông trùng hạ thảo. Chữa lưng gối đau mỏi mệt, nữ kinh nguyệt không đều. Nam di mộng tinh, yếu sinh lý: ba ba 1 con 500g, đông trùng hạ thảo 10g, hồng táo 20g.

Đau lưng mỏi gối, di tinh, nhức đầu, hoa mắt do can thận âm hư: Ba ba 1 con, cẩu khởi tử, hoài sơn dược mỗi thứ 30g, nữ trinh tử, thục địa mỗi thứ 15g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho cùng cẩu khởi tử, hoài sơn dược, nữ trinh tử, thục địa, nấu chín, bỏ thuốc. Ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 thang.

Bổ thận tráng dương chữa lưng gối đau buốt, di tinh, dương lậu, tảo tiết, tay chân mệt mỏi, trĩ, kinh nguyệt không đều và bạch đới nhiều: Thịt ba ba 1.000g, đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 20g, rượu 30ml, gia vị, muối tinh, hành, gừng tươi, tỏi to, kê thang (canh gà) mỗi thứ vừa phải. Cho các vị trên vào nấu. Ăn làm mấy lần, ăn liền mấy thang.

Bổ khí huyết, bổ thận ôn dương: Ba ba sâm mạch – ba ba một con 500g, nhân sâm 10g, mạch môn 9g, táo đỏ 10 quả, đan sâm 10g, gừng 5g. Nấu ăn cái, uống nước, hoặc chỉ ăn sâm táo.

Ba ba chữa suy nhược, thận hư, bất lực, đau lưng, tiểu nhiều, mùa đông sợ lạnh, mùa hè sợ nóng: Kinh nghiệm dựng thịt ba ba chưng với nước sắc của bài thuốc hoàng kỳ 1 – 3 lạng. Tang ký sinh 5 chỉ – 1 lạng.

Thận hư đới hạ, lượng bạch đới thanh lãnh nhiều, đặc, tiểu tiện thanh trường, thắt lưng đau buốt: Ba ba 1 con (nặng 250g), sơn dược 50g, dấm vừa phải. Dùng dấm nấu ba ba, cho sơn dược vào nồi nấu canh, chín lấy ra ăn.

Tư thận ích khí, tán kết thông kinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bụng trên thỉnh thoảng lạnh đau căng tức: Ba ba 500g, bồ câu 1 con, hành gừng tươi, rượu gia vị, muối tinh, mì chính mỗi thứ vừa phải.

Cách dùng: Làm thịt chim, bỏ lông, bỏ nội tạng, làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, băm ra cho vào bụng chim câu. Cho chim câu vào nồi, cho gừng, hành, muối tinh, rượu gia vị, nước vừa phải, nấu cách thủy, cho mì chính.

Ăn khi đói, mỗi ngày 1 lần.

Bổ khí huyết, tâm thận: Ba ba 1 con (500g), đảng sâm 15g, táo đỏ 10 quả bỏ hột, sinh địa 10g, canh gà 300ml, xì dầu 10g, hành 10g.

Để ba ba vào nồi, xoa lên mình ba ba rượu, xì dầu, muối. Cho các thứ còn lại đậy mai ba ba lên, đổ canh gà rồi hầm. Ăn hàng ngày một lần trong tuần. Mỗi lần khoảng 50g thịt ba ba.

Chữa băng lậu khí hư: Ba ba 1 con 300 – 500g. Cho phụ gia vào hầm rồi mới cho nhân sâm vào đun tiếp 15 – 20 phút nữa mới ăn.

Chữa bạch đới: Ba ba 1 con 300 – 500g, hoài sơn (khoai mài) 50g; dấm gạo. Xào ba ba với dấm gạo. Sau đó cho vào nồi với khoai mài để hầm. Cách ngày ăn một lần. Ăn 5 lần.

Chữa sốt sau sinh: Ba ba 1 con 300 – 500g, hoài sơn 30g, long nhãn 20g. Hầm chín ăn nóng.

Bổ can thận (dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận phế trừ khát, chữa cổ khô, miệng ráo, hấp sốt, ù tai, váng đầu, hoa mắt, ho lâu ngày, ho ra máu): Ba ba 1 con 500g (làm như thường lệ). Bối mẫu 5g, tiền hồ 5g, hạnh nhân 5g, phụ gia (gừng, hành, tỏi) như các bài trên. Hầm xong ăn nóng.

Chữa tâm âm suy, tê thấp (di mộng tinh, bạch đới): Ba ba 1 con 500g, xích tiểu đậu (hoặc đậu đỏ), hạt sen 100 hạt, táo tàu 4 quả bỏ hột. Ba ba làm như thường lệ.

Xơ gan cổ trướng: ba ba tươi ngon 1 con (khoảng 500g), tỏi to 125g. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu với tỏi đã bóc vỏ (không cho muối), nấu chín nhừ đem ăn. 2 ngày 1 lần, 15 ngày là một liệu trình. Người nôn không ăn uống được cho thêm 10g gừng tươi, người bụng báng cho thêm 200g củ cải trắng.

Ho, ăn uống ít do phế tỳ không đủ, thiếu máu do âm huyết kém, đau họng do can tỳ (bao gồm viêm khí quản mãn tính, thần kinh suy nhược, viêm gan mãn tính, xơ gan): Ba ba 1 con, sơn dược, cẩu khởi tử mỗi thứ 30g. Cho ba ba vào nước sôi cho chết, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, thái miếng cho cùng với sơn dược, cẩu khởi từ vào nồi nấu nhừ. Uống nước canh, ăn thịt ba ba, 2 ngày 1 thang.

Viêm thận mãn tính, phù thũng: Thịt ba ba 500g, tỏi 100g, đường trắng, rượu trắng mỗi thứ vừa phải. Cho tất cả vào nồi nấu chín ăn. 2 ngày 1 thang.

Ho lao, ho do âm hư, nhiệt thấp, ra mồ hôi trộm: Ba ba 1 con, xuyên bối mẫu 5g, canh gà 1.000ml, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành mỗi thứ vừa phải. Cho ba ba vào nước sôi làm sạch, bỏ ruột (để lại mật dùng lúc khác) cho vào bát hấp, cho xuyên bối mẫu, muối tinh, rượu gia vị, hoa tiêu, gừng tươi, hành, canh gà, cho vào chưng cách thủy 1 tiếng là được. Ăn thịt ba ba, uống canh, mỗi ngày 1 lần. Công hiệu: tư âm bổ phổi.

Âm hư và lao triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, gan bàn tay bàn chân nóng: Thịt ba ba 250g, bách bộ, địa cốt bì, tri mẫu mỗi thứ 9g, sinh địa 24g. Cho các thứ thuốc trên vào túi vải nấu nước. Bỏ bã uống nước. Mỗi ngày 1 thang.

Cốt chưng lao nhiệt: Ba ba 1 con, địa cốt bì 25g, sinh địa, mẫu đơn bì mỗi thứ 15 gam. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nấu canh với địa cốt bì, sinh địa và mẫu đơn bì. Mỗi ngày ăn mấy lần, uống nước ăn thịt, ăn liên tục mấy thang.

Bệnh sốt rét: Ba ba 1 con (khoảng 250g). Cho vào nồi nước sôi 2 – 5 phút, lấy mai ra, bỏ ruột, lại cho vào nồi, cho nước nấu chín. Ăn canh, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.

Bệnh động kinh: Ba ba 1 con, dầu thực vật, muối tinh mỗi thứ vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, đầu, rửa sạch, cho nước nấu chín, muối tinh. Khi bệnh động kinh chưa phát, ăn thịt ba ba, mỗi ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày.

Lòi dom: ba ba tươi ngon 1 con, ruột già lợn 500g, muối tinh vừa phải. Làm thịt ba ba, bỏ ruột, rửa sạch, nấu với ruột già lợn, cho muối tinh. Ăn thịt ba ba, uống nước canh. Kiêng: phụ nữ có thai và người tì vị dương suy không được ăn.

  • Ba ba ngoài thịt và mai ba ba là 2 thứ chính được dùng làm thức ăn chữa bệnh, còn cho ta máu và trứng dùng chữa bệnh khác.
  • Mai ba ba là vị thuốc miết giáp chữa chứng cốt chưng nóng trong xương, âm suy hư nhiệt (sốt lao phổi).

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt ba ba tươi ngon

Thành phần dinh dưỡng có trong ba ba

Thịt ba ba tươi ngon có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong mỗi 100g có 80g nước, 16,5g protid, 1,0g lipid, 1,6g carbohydrate, 107 mg Ca, 135g Iod, 1,4 mg Fe, 0,62 mg vitamin B1, 0,37 mg vitamin B2, 3,7 mg nicotinic acid, 13 đơn vị quốc tế vitamin A…Ngoài ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D…Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iod.

Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định – Chuyên các món ăn thuộc nền ẩm thực Việt Nam

Món ăn đặc sản miền Bắc chính là một trong các văn hoá ẩm thực của Việt Nam. Với các loại văn hóa ẩm thực đã lâu đời và cùng với nhiều món đặc trưng, miền Bắc đã trở thành một địa điểm du lịch cực kì được nhiều các thực khách lui tới nói chung và Nam Định nói riêng. Đến thăm Nam Định và trải nghiệm ẩm thực ở nơi đây cũng có những món ăn nổi tiếng.

Bài viết trên đây Tửu lầu Nam Định chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược tới các quý thực khách những tinh hoa mà ẩm thực miền Bắc mang lại. Cũng như là cùng đi tìm hiểu về văn hóa ẩm thực lâu đời và các món ăn rất nổi tiếng nơi đây. Mong rằng bài viết vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu thêm một ít về văn hóa ẩm thực ở Miền Bắc. Và muốn trải nghiệm ẩm thực miền bắc tốt nhất hãy đến với nhà hàng Tửu Lầu Nam Định – Tại đây bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều các món ăn thơm ngon đến từ nhà hàng chúng tôi.

Đến với Nhà hàng Tửu Lầu Nam Định, quý khách không chỉ thưởng thức những món ăn độc đáo, thơm ngon mà còn có thể mang lại những giây phút thư giãn thú vị cùng gia đình, bạn bè trong không gian thanh bình, rộng rãi và ấm cúng của chúng tôi. Nhà hàng Tửu Lầu Quán còn chinh phục được những thực khách khó tính nhất bởi đội ngũ nhân viên nhà hàng với cách phục vụ rất chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, luôn sẵn sàng đem đến cho thực khách những bữa ăn hài lòng nhất.

Hãy liên lạc ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và lựa chọn cho mình những dịch vụ hoàn hảo.

“Ăn miếng thịt to, uống bát rượu tràn” – Quán mang phong cách hào sảng đầu tiên và duy nhất tại NAM ĐỊNH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6  +  1  =  

0916009788
challenges-icon chat-active-icon