Khi đến với ẩm thực miền Tây Nam Bộ, bạn không nên quên việc thưởng thức các món ăn dân dã đồng quê, đặc sản miền Tây với hương vị đặc biệt hấp dẫn khiến du khách/thực khách nào đến nơi đây cũng mê tít. Những món ăn tại nơi đây có hương vị đặc biệt, điển hình của một vùng sông nước khiến du khách nào ghé thăm cũng đều phải say đắm và nhớ mãi hương vị đó.
1. Cá lóc
Cá lóc nướng trui khi mới hoàn thiện và được bày ra đĩa hãy còn nóng hổi, được gói với bánh tráng, ăn kèm với mắm nêm được xem là một đặc sản miền Tây. Để có món cá lóc ngon, hấp dẫn bạn phải chọn những con cá còn tươi, có kích thước vừa phải khoảng 500g, nếu cá nhỏ quá nướng sẽ bị khô thịt, cá to quá thì lại khó nướng chín phần thịt phía bên trong.
Ảnh: Sưu tầm
Món cá nướng này được ăn kèm với rau sống và cuốn cùng bánh tráng và tùy khẩu vị từng người mà có thể chấm với nước mắm tỏi ớt, mắm me hay muối ớt chanh đều rất ngon và tròn vị. Nếu không có ấn tượng lắm về món cá lóc nướng trui các bạn có thể chọn món cá lóc hấp bầu. Món ăn này vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên của cá và những bàn nhậu của dân Miền Tây không thể thiếu được món ăn này.
2. Bún mắm Miền Tây
Một tô bún mắm gồm rất nhiều nguyên liệu tươi ngon như thịt ba chỉ, tôm tươi, mực, heo quay và chả cá. Sau đó ăn kèm với nhiều loại rau thơm, rau sống khá phong phú như bông súng, rau đắng, bắp chuối, rau muống, kèo nèo, giá hay rau nhút,… Cùng với mùi vị thơm lừng của mắm là điểm nhấn của món ăn này khiến bạn sẽ không bao giờ quên.
Bún mắm. Ảnh: Sưu tầm
3. Bánh xèo chảo
Bánh xèo chảo là một món ăn có nguồn gốc từ miền Tây Nam Bộ. Món ăn có nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, thịt, giá đỗ và bột bánh xèo,… Sở dĩ có tên gọi là bánh xèo chảo vì khuôn bánh được làm bằng những chiếc chảo lớn và chiếc bánh được gập đôi lại trông rất bắt mắt.
Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt,… đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm những nguyên liệu như: giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa,… vào làm nhân bánh.
Bánh xèo chảo. Ảnh: Sưu tầm
Bánh xèo chảo thường được ăn kèm với nước mắm chua ngọt được làm từ nước mắm ngon, pha với chanh, ớt, tỏi, đường,… cùng một đĩa rau sống các loại như: xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, húng thơm,…
4. Canh chua cá bông lau
Cá Bông Lao là một trong những đặc sản của An Giang, được đánh giá là đệ nhất đặc sản món ăn dân dã đồng quê miền Tây. Cá bông lau không chỉ nổi tiếng về độ thơm ngon mà còn về nguồn gốc của nó.
Ảnh: Sưu tầm
5. Đuông dừa
Có thể nói đuông dừa được xem như là món đặc sản miền Tây ngon ngất ngây và cũng khá kinh dị khiến du khách nào cũng cảm thấy ghiền và thích thú khi được thưởng thức. Đây là một loại ấu trùng có phần cánh cứng và là một loại sinh vật có cực nhiều ở miền Tây. Những con đuông dừa này thường sinh sống ở bên trong thân mục của cây dừa, cây cau,… và khi muốn bắt được nó thì bạn cần đốn phần thân của các cây họ cau này ra để tìm chúng trong đó.
Ảnh: Sưu tầm
6. Lẩu cá kèo
Lẩu cá kèo là một món mang hương vị miền Nam rất đỗi đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu chung với lá giang – loại lá có khá nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát rất đặc trưng.
Ảnh: Sưu tầm
7. Lẩu bông điên điển
Điều tạo nên sự độc đáo và hấp dẫn của món ăn này chính là nhờ hương vị đặc trưng của bông điên điển được nấu cùng cá linh, cá rô hay cá bông lau. Đầu bếp khi nêm nếm món ăn này còn cho thêm chút me dầm tạo vị chua nhẹ và thêm chút tóp mỡ cho món ăn thêm phần béo ngậy. Các nguyên liệu hòa cùng các loại gia vị làm cho món ăn dậy mùi thơm phức hấp dẫn bao nhiêu thực khách đến thưởng thức.
Lẩu bông điên điển cũng có thể ăn kèm với bún tươi hoặc cơm nóng và không thể thiếu một ít nước mắm ớt chuẩn vị để chấm cá, giúp món ăn thêm phần đậm đà.
Lẩu bông điên điển. Ảnh: Sưu tầm
8. Lòng tong kho mỡ hành
Lòng tong là một loài cá phổ biến ở miền Tây nước ta và thường được dùng để kho tiêu hoặc chiên giòn, phổ biến ở các bữa cơm gia đình đạm bạc miền Tây. Hiện nay, loài cá này còn có thêm nhiều biến tấu như kho với mỡ hành. Hành được phi cho thơm và nêm gia vị cho vừa miệng. Sau đó, mỡ hành sẽ cho lên trên cá lòng tong rồi kho nồi cá trong chừng 15 phút. Món ăn thường được dùng chung với cơm trắng, dưa leo và rau sống, rất đậm đà hương vị miền Tây đúng không nào.
Ảnh: Sưu tầm
9. Mắm ong rừng U Minh
Món ăn này lại không mấy quen thuộc với thực khách đến từ những thành thị, nhưng đối với người dân sống vùng U Minh (Cà Mau) thì đây lại là đặc sản phổ biến, đặc biệt dành để biếu khách. Cách chế biến mắm ong rừng cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần chần tổ ổng vào nước sôi để lấy ong, sau đó, đầu bếp nêm nếm thêm chút gia vị, không thể thiếu được thính gạo rang đã xay nhuyễn ra. Món ăn được dùng chung với khế chua, chuối chát và rau sống, gây ấn tượng với hương vị lạ miệng.
Ảnh: Sưu tầm
10. Bò Tùng Xẻo
Con bò được cắt lấy tiết và làm lông sạch, mổ lấy hết ruột, làm sạch rồi nhồi vào bụng các loại lá thơm như kinh lăng, lá sả, tía tô,… rồi khâu chặt phần bụng lại.
Ðem bò đã được nhồi lá thơm vào bụng đặt trên hai cây tre lớn gác chéo, 4 chân được cột trên bốn nhánh của hai cây tre để trở mặt cho dễ dàng (vì vậy có tên bò gác chéo) xong đốt lửa lên nướng cho đến khi bó chín vàng và thơm nức. Lúc ăn người ta thường cầm dao xọc vào thân bò, thịt sẽ theo hơi nóng xì ra đỏ tươi ròi dùng nĩa găm và dao cắt chấm với tương.
Bò Tùng Xẻo. Ảnh: Sưu tầm
11. Cháo cá rau đắng.
Cháo cá lóc miền Tây thường được chia làm hai loại, đó là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món ăn này là cá lóc đồng. Vào những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng với chúng ta mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.
Ảnh: Sưu tầm
12. Bò bía
Bò bía là món ăn dân dã miền Tây, rất đỗi quen thuộc với cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần một vài nguyên liệu dễ kiếm và cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía ngon rồi.
Ảnh: Sưu tầm
Tương hột được chưng lên cho đến khi mềm nhừ, xay nhuyễn ra và thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng thì đây chính là món chấm không thể thiếu món ăn thân thuộc này.