Tết đã và đang đến rất gần với mỗi chúng ta rồi! Gia đình nào cũng đều đang tất bật chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất, trước hết là để cúng ông bà, tổ tiên, sau đó để thưởng thức. Trong bài viết dưới đây, Tửu Lầu Nam Định sẽ chia sẻ đến bạn những mâm cỗ ngày Tết của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam để bạn có thể tham khảo và thực hiện nhé.
Tìm hiểu món ăn chung ngày Tết của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam
Tùy vào từng vùng miền trên đất nước, người ta sẽ làm nên các mâm cỗ khác nhau trong những ngày Tết cổ truyền. Tuy nhiên, mâm cỗ đầy đủ vẫn phải đảm bảo có những món ăn đặc trưng như:
- Bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu: Đây là những món ăn truyền thống không thể thiếu được trong mỗi mâm cỗ ngày Tết cổ truyền. Bánh chưng có hương vị ngon miệng hấp dẫn khi được kết hợp giữa các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn. Người ta sẽ thường ăn kèm bánh chưng với dưa hành, để tránh việc bị ngán và đầy bụng. Đa số trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình đều có 2 món này.
- Thịt gà luộc: Trong mâm cỗ Tết cổ truyền của 3 miền chắc chắn không thể thiếu món thịt gà luộc. Đây là một món ăn ngon và có cách chế biến khá đơn giản. Theo quan niệm thời xa xưa thì thịt gà luộc phải có phần da vàng ươm tươi mới, nóng hổi, khi dâng lên thờ cúng tổ tiên thì trời đất sẽ được phù hộ, mang đến nhiều may mắn và đủ đầy cho năm mới đến.
- Giò chả (giò lụa): Đây là món ăn rất đỗi quen thuộc của cả 3 miền. Món giò chả sẽ được cắt thật vuông vắn và được bày trí tỉ mỉ trên đĩa, thể hiện sự khéo léo cũng như tinh tế của người làm. Món ăn có hương vị thơm ngon, không bị ngán khi chấm cùng một bát nước chấm thơm ngon, bất kỳ ai cũng có thể ăn được.
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc
Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền ở miền Bắc rất đa dạng và hấp dẫn bởi họ thường nấu cầu kì rất cầu kì. Mâm cỗ của người miền Bắc tối thiểu cần có 4 bát và 4 đĩa. Điều này tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 hướng. Với những gia đình có điều kiện tốt và có nhiều thời gian thì có thể làm 6 bát và 6 đĩa, thậm chí 8 bát và 8 đĩa,…
Ngoài ra, mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc còn có thể thay đổi tùy theo thời tiết. Nếu mùa xuân lạnh hơn một chút thì mâm cỗ cần có những món giàu năng lượng. Còn nếu tiết trời nóng thì mâm cỗ cần có những món thanh mát hơn. Ngoài bánh chưng, dưa hành, thịt gà luộc và giò ra thì mâm cỗ của người miền Bắc còn có những món như nem rán, thịt đông, xôi gấc, canh măng khô hay miến xào,…
Sau đây chúng tôi xin gợi ý cho bạn một số thực đơn mâm cỗ ngày Tết cổ truyền miền Bắc để bạn tham khảo nhé:
- Mâm cỗ ngày 30 Tết của người miền Bắc: Bánh chưng, dưa hành, giò, thịt lợn luộc, nem rán, thịt đông, xôi gấc, nộm ngũ sắc, rau luộc, canh nấm mọc.
- Mâm cỗ mùng 1 Tết của người miền Bắc: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà luộc, thịt lợn chiên, thịt đông, miến xào, giò, nem chua và canh khoai tây.
- Mâm cỗ mùng 2 Tết của người miền Bắc: Bánh chưng, miến xào, thịt đông, thịt gà luộc, thịt bò xào, rau củ xào, xôi gấc, xúc xích, canh nấm mọc, nem rán, canh măng móng giò.
- Mâm cỗ mùng 3 Tết của người miền Bắc: Bánh chưng, xôi gấc, thịt gà, dưa hành, nem rán, miến xào, bóng bì xào súp lơ, nộm su hào, trứng cuộn thịt, canh măng khô.
Mâm cỗ ngày Tết của miền Trung
Miền Trung thường có thời tiết và khí hậu khắc nghiệt nên nét văn hóa ẩm thực của họ cũng thể hiện rõ tinh thần sẻ chia, tiết kiệm. Điều này thường được thể hiện qua mâm cỗ với các món ăn được chia thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và bày trí trên chiếc mâm cơm cúng tròn. Các món ăn trong mâm cỗ của người miền Trung thường là Gà luộc, thịt lợn, bánh chưng, nem chua, dưa hành và ram cuốn,… Ngoài ra, người miền Trung cũng chú trọng đến việc lưu trữ nên một số gia đình còn có thêm món: thịt kho, tôm rim, nem,…
- Mâm cỗ ngày 30 Tết của người miền Trung: Bánh chưng, thịt gà, dưa hành, thịt lợn, cá kho, đậu hũ chiên, giò hoa ngũ sắc, đậu Hà Lan xào và tôm rim thịt.
- Mâm cỗ mùng 1 Tết của người miền Trung: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà, nộm dưa chuột, giò lụa, gà rán, canh măng móng giò và thịt bò xào rau củ.
- Mâm cỗ ngày 3 Tết của người miền Trung: Bánh chưng, dưa hành, thịt gà, thịt ngâm mắm, canh măng lưỡi lợn, rau xào, nộm ngũ sắc và món cuốn.
Mâm cỗ ngày Tết miền Nam
Mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người miền Nam có một chút xíu trái ngược với hai miền còn lại bởi nơi đây là vùng đất được mẹ thiên nhiên ban tặng cho nhiều đặc sản và trái cây thơm ngon. Đặc điểm của người miền Nam là vui vẻ, phóng khoáng nên mâm cỗ ngày Tết của họ cũng ít câu nệ hơn về hình thức. Mâm cỗ của người miền Nam cũng thường có một vài món ăn quen thuộc như: thịt gà luộc, chả giò và thêm vào đó là gỏi ngó sen, tôm kho củ kiệu, bánh tét, canh khổ qua,… Một số gia đình nơi đây còn có thêm chả lụa, giò thủ, lạp xưởng…
- Mâm cỗ ngày 30 Tết của người miền Nam: Bánh tét, thịt gà, củ kiệu, thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt, dưa giá, lạp xưởng, thịt heo chiên và rau xào.
- Mâm cỗ mùng 1 Tết của người miền Nam: Bánh tét, thịt gà, củ kiệu, lạp xưởng, chả giò, thịt kho nước dừa, gỏi gà xé phay, tôm chiên và canh khổ qua nhồi thịt.
- Mâm cỗ mùng 3 Tết của người miền Nam: Bánh tét, thịt gà, dưa xào, gỏi gà xé phay, lẩu hải sản và canh khổ qua.
Trên đây là một số gợi ý về mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của miền Bắc, miền Trung, miền Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho bạn đọc. Tửu Lầu Nam Định mong rằng bạn đã có thêm thật nhiều ý tưởng về thực đơn trong những ngày Tết. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi, hãy đón chờ những bài viết hay và hấp dẫn khác nữa nhé!