Những món ăn không thể thiếu trên mâm mặn cúng rằm tháng Giêng

Người xưa thường có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, chính vì thế mà mâm cúng ngày rằm tháng Giêng trở nên rất đỗi quan trọng. Hãy cùng Tửu Lầu Nam Định tìm hiểu những món ăn không thể thiếu trên mâm cúng ngày rằm tháng Giêng để tỏ lòng thành kính cho cả năm may mắn nhé!

Theo các chuyên gia cho biết rằng “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm, Tết Nguyên tiêu có nghĩa chính là đêm rằm đầu tiên của năm mới tức ngày rằm tháng Giêng. Theo dân gian thì Tết Nguyên tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, vì sau đó thì trong năm còn có Tết Trung Nguyên (vào ngày rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên ( vào ngày rằm tháng mười).

Đối với người Việt thì Tết Nguyên tiêu rất quan trọng. Vì thế, trong ngày này, người người thường đến chùa lễ Phật, cầu cho một năm mới bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc… cho gia đình và người thân của mình và lễ cúng kiếng thật trang trọng để tỏ lòng thành kính nhất. Vậy thì trong mâm cỗ ngày rằm tháng Giêng thường có những món ăn gì nhỉ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Mâm ngũ quả tươi mang nhiều gửi gắm

Không chỉ vào ngày rằm tháng Giêng mà hầu như vào những dịp lễ Tết nào thì mâm ngũ quả luôn hiện diện trên mâm cỗ với ý nghĩa cầu mong sự sung túc, may mắn đến với gia đình. Tùy thuộc vào những phong tục từng vùng miền mà những loại trái câm trên mâm ngũ quả cũng thay đổi theo đó.

Người ta cũng thường lựa chọn những loại trái cây có tên gọi tương tự thể hiện niềm mong mỏi về may năm năm mới và tuyển chọn những trái tươi và đẹp nhất để dâng lên cúng như mãng cầu, dừa, xoài, sung, phật thủ, thơm, đu đủ,…

2. Bánh chưng cho năm mới vuông tròn

Góp mặt trong mâm cúng ngày rằm tháng giêng không thể nào thiếu đi được bánh chưng đúng không nào. Bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giày tượng trưng cho trời như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm nay.

Ở miền Trung và miền Nam, thay chỗ cho bánh chưng trên mâm cỗ thường là bánh tét.

3. Xôi gấc màu sắc nổi bật mang đến vận may cho năm mới

Một đĩa xôi gấc xuất hiện trong mâm cúng ngày rằm tháng Giêng của năm mới sẽ làm cho mâm cỗ có thêm màu sắc nổi bật hơn. Không những thế, màu đỏ au đặc trưng của xôi gấc còn mang ý nghĩa của vận may, mọi điều tốt đẹp khi năm mới sang.

4. Bánh trôi nước cầu mong cho mọi chuyện hanh thông, trôi chảy

Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) chính là một món ngọt không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ cúng ngày Rằm. Theo quan niệm của người Việt xưa thì việc cúng bánh trôi bánh chay cũng chính là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt, thuận lợi hơn.

5. Gà luộc tượng trưng cho sự cương trực, mạnh mẽ

Từ xa xưa thì gà luộc đã là một món không thể thiếu trong mâm cúng dâng tổ tiên trong tất cả các dịp lễ Tết, cúng kiếng, dâng lên ông bà tổ tiên trong các ngày lễ. Hình ảnh con gà trống uy nghiêm chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Theo quan niệm của người xưa thì gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ, khí thế và là loài có 5 cái đức lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín. Bên cạnh đó thì còn có những gia đình dùng gà để nấu thêm món cháo gà thơm ngon để dâng lễ cho thêm phần đa dạng về món ăn.

6. Chân giò câu mong đầy đủ, sung túc

Chân giò lợn khi được bày cúng bằng tiếng Hán Việt gọi là “trư túc”. Nhưng “trư” (lợn) đồng âm với “chư” (mọi thứ), còn “túc” (chân) còn có nghĩa là “sung túc, no đủ” – đây chính là ý nghĩa của đĩa chân giò khi được đặt trong mâm cúng.

Việc cúng chân giò lợn cũng có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới này được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn này đòi hỏi nhiều thời gian cũng như công sức chế biến nên nhiều gia đình hiện nay đã thay món chân giò lợn bằng các loại giò chả như chả lụa, giò thủ, thịt nguội… để đỡ tốn thời gian chuẩn bị hơn.

7. Dưa món cân bằng trung hòa hương vị

Mâm cỗ mặn cúng vào ngày rằm tháng Giêng truyền thống yêu cầu có đầy đủ các vị chua cay mặn ngọt, trong đó không thể không nói đến vị chua chống ngán của món dưa vào những ngày đầu năm.

Dưa món cũng là món ăn thường được chuẩn bị trước Tết Nguyên Đán ở mỗi gia đình, nên bạn có thể tận dụng món ăn này trong việc chuẩn bị cho mâm cỗ cúng Rằm đầu năm vì vậy mà sẽ nhanh gọn hơn rất nhiều.

Ngoài ra thì trong mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng còn có thể có thêm cơm gạo tẻ – chính là thức ăn quen thuộc hàng ngày trong mỗi bữa cơm. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở, mang lại may mắn và sung túc cho mỗi bữa cơm hằng ngày.

Thông qua bài viết trên, bạn có thể tự tay nấu một mâm cỗ vào ngày rằm tháng giêng thịnh soạn rồi đúng không nào. Nhớ lưu ý rằng: Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị đấy nhé. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành và vị ngọt của bánh hay chè, tất cả mới có thể tạo nên một mâm cỗ đủ đầy, cầu mong đến dự an yên, ấm cúng an lành đến với người thân và gia đình, xua tan đi những điều không may đến trong năm mới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2  +  6  =  

0916009788
challenges-icon chat-active-icon