Khám phá các món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

Các món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, mỗi món ăn lại thể hiện nét văn hóa ẩm thực độc đáo và đặc trưng riêng biệt của từng dân tộc. Hãy theo chân Tửu lầu Nam Định khám phá những món ăn truyền thống này nhé!

Mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình nào ở Việt Nam cũng làm một mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên. Nếu như người Kinh có bánh chưng, dưa hành, thịt đông,…và những món ăn độc đáo khác thì người dân tộc Mông lại có rượu, thịt và bánh ngô,… 54 dân tộc anh em của chúng ta lại có những món ăn truyền thống khác nhau mang lại sự đa dạng và phong phú cho kho tàng ẩm thực đất Việt. Dưới đây là bài viết giới thiệu món ăn truyền thống Việt nam của Tửu lầu Nam Định đến với bạn đọc.

Dân tộc Kinh

Dân tộc Kinh là dân tộc có rất nhiều những món ăn ngon độc đáo và dân số chiếm đại đa số trong 54 dân tộc anh em của chúng ta, mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Kinh vì thế mà cũng không thể thiếu được các món ngon quen thuộc như: bánh tét,  bánh chưng, dưa hành, củ kiệu, thịt đông, nem, giò, xôi, gà luộc hay canh măng,… Đó chính là những món ăn truyền thống đặc trưng của việt nam dễ làm. Mỗi vùng mỗi miền đôi khi có sự khác nhau về hương vị nhưng nhìn chung thì bữa cơm ngày Tết của người Kinh cũng không thể thiếu đi được những món đơn giản đặc trưng này.

Cảm nhận của chúng ta có lẽ là tết xưa và nay có thật nhiều sự khác biệt. Trước đây khi tết đến luôn là sự sum vầy, quây quần cùng nhau làm những món ăn ngon, mọi người gặp gỡ vui cười  thoải mái và cảm nhận được sự bình dị của ngày tết. Những món ăn mang đậm nét quê luôn đi sâu vào lòng những người con đất Việt.

Bánh chưng, dưa hành, củ kiệu món ăn truyền thống việt nam ngày tết người Kinh

Dân tộc Thái

Người dân tộc Thái thường sống ở các vùng ven sông, suối nên họ không những giỏi về việc chài lưới đánh cá mà còn giỏi nuôi thả cá trên ao hồ, đồng ruộng. Vì vậy mà cá chính là món ăn phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân tộc Thái đấy, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết,… Để chế biến được những món ăn từ cá, người ta chọn những con cá to nhất được đánh bắt và để riêng, những con cá đầu mâm cỗ được nướng nguyên con để bày biện thời cúng. Riêng số cá còn lại được chế biến thành nhiều món ăn riêng như cá nướng, cá sấy, cá độn cơm, cá gói vùi tro bếp, cá sả, cá “pa lạp” và còn nhiều món khác nữa. Món cá pa lạp là món ăn lạ và độc đáo, tuy không phải món ăn phổ biến nhất ở việt nam thường được người dân tộc Thái chế biến để thiết đãi khách quý khi tết đến xuân về.

Dân tộc Mông

Người dân Mông bắt đầu nghỉ ngơi vào những ngày 25, 26 tháng Chạp ngay sau một vụ mùa để chuẩn bị đón dịp Tết Nguyên Đán. Với người Mông thì ba món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ tết chính là là rượu, thịt và bánh ngô. Những ngày xuân về, nhất thiết mỗi nhà người Mông phải có một mâm bánh giày được làm từ những hạt nếp nương thu hoạch được trong vụ mùa trước đó.

Dân tộc Mường

Người dân tộc Mường cũng có phong tục gói bánh chưng như một món ăn đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết. Từ trước Tết khoảng 1 đến 3 ngày thì mọi người trong bản hoặc trong họ tộc sẽ hẹn nhau để tập trung gói bánh hết từ nhà này qua nhà khác đấy nhé. Đây được xem là ngày hội  và thường rất bận rộn nhưng là thời khắc vui vẻ nhất trong năm của các trai gái trong bản mường.

Dân Tộc Nùng

Bánh khảo là món bánh truyền thống của người Nùng

Người dân tộc Nùng ở một số vùng sống xen kẽ với người Tày đấy. Tuy không làm lễ đưa ông Táo, ông Công về trời vào ngày 23 tháng Chạp như người Kinh nhưng người Nùng cũng đã sửa soạn cho gia đình một cái Tết rất đỗi đầy đủ và rôm rả. Bên cạnh bánh chưng là món không thể nào thiếu để đón khách thì họ còn có món bánh khảo (hay còn gọi là bánh cao) được gói bằng giấy màu đủ màu sắc. Đa phần thì mỗi nhà tự làm để chuẩn bị cho người khách khi thưởng thức có thể đánh giá được tài nghệ của chủ nhà. Bên cạnh đó thì người dân tộc Nùng còn có món bánh tro được làm rất cầu kỳ, màu sắc trong suốt như mật ong, chấm với mật ong để ăn cùng nữa đấy.

Dân tộc Cơ Tu

Người Cơ Tu thì lại thường ăn Tết riêng, đó là Tết ăn cơm mới sau mỗi một mùa vụ, không kể là có bội thu hay không. Người Cơ Tu Quảng Nam cũng ăn Tết cổ truyền cũng như người Kinh nhưng họ vẫn giữ được nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của dân tộc mình. Ẩm thực ngày Tết đến với người Cơ Tu thì không thể không có rượu được đâu nhé. Trong đó thì rượu Tà vạt và rượu cần là hai loại rượu truyền thống được đánh giá là đặc sắc nhất. Ngoài rượu thì thì có một loại bánh không thể thiếu được trên mâm lễ cúng dâng Giàng của người Cơ Tu chính là bánh A vị cuốt – hay còn được gọi là bánh sừng trâu.

Dân tộc Tày

Nhắc tới món ăn truyền thống của người dân tộc Tày thì không thể không nhắc đến thịt lợn quay được đâu nhé, đây là món ăn rất nổi tiếng của người dân tộc Tày Văn Lãng (Lạng Sơn). Khi chế biến món ăn này, thì đồng bào thường chọn giống lợn ta với phần xương nhỏ thịt chắc và có phần nạc nhiều, trọng lượng từ 20 kg đến 30 kg. Sau đó thì được sơ chế sạch và lợn sẽ được quay chín bằng lửa đượm của than hoa và quay đều tay nguyên con khoảng 3 tiếng. Khi lớp da ngoài bắt đầu khô người ta lấy hỗn hợp mật ong pha giấm để quết lên trên cho da rồi quay tiếp cho đến khi vàng rộm, giòn thơm thịt chín thì cắt ra thưởng thức là được rồi.

Thịt lợn quay vàng rộm thơm phức là món ăn không thể thiếu trong các lễ hội của người dân tộc Tày

Dân tộc Dao

Mỗi nhà đình người dân tộc Dao đều có một vại thịt lợn chua đó, hay còn gọi là ò sui để đãi khách vào những ngày Tết. Món ăn này tuy dân dã nhưng lại là món truyền thống đặc trưng của người Dao đấy nhé. Nguyên liệu chế biến món ăn này thì gồm thịt lợn, cơm tẻ nguội và muối tinh. Khi ăn, thịt lợn được cắt ra ăn kèm với lá lốt và lá prăng lẩu rồi chấm cùng chanh ớt lúc này mới cảm nhận được hết thảy sự đậm đà của thịt ướp muối.

Dân tộc Chăm và Khmer

Cộng đồng người Chăm và dân tộc Khmer sinh sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long có món bánh gừng chính là loại bánh truyền thống độc đáo được dùng trong mỗi ngày lễ hội và dịp Tết cổ truyền. Món bánh này thì được làm từ hỗn hợp bột gạo nếp, cùng trứng gà, đường và men rượu. Người ta đem gạo nếp đi trộn với trứng gà và men rượu rồi đem giã quyện ra. Dưới bàn tay khéo léo tài tình của những người phụ nữ Chăm thì chiếc bánh sẽ được nặn thủ công thành hình dạng giống củ gừng rồi đem đi chiên và nhúng với nước đường. Công đoạn cuối cùng của quá trình làm bánh củ gừng là đem gắp từng chiếc lên mâm rồi phơi khô trong khoảng 10 – 15 phút để bánh cứng hơn và và phần đường bọc ngoài được giòn lại.

Ẩm thực Việt Nam thật là vô cùng đa dạng và phong phú. Với 54 dân tộc anh em cùng 64 tỉnh thành và mỗi 1 dân tộc mỗi vùng mỗi miền trên dải đất hình chữ S này lại có những đặc sản và văn hóa riêng biệt. Tuy nhiên, điều đó luôn luôn đồng nghĩa với sự đa dạng và phong phú của những món ăn truyền thống mà ông cha ta đã lưu truyền, gìn giữ cho đến tận ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  +  8  =  15

0916009788
challenges-icon chat-active-icon